Bệnh vùng kín thường có ảnh hưởng tới việc sinh sản đối với hầu hết những người trong độ tuổi mang thai, vậy bạn đã biết những bệnh có ảnh hưởng tới việc có con của cả nam và nữ là gì chưa? cùng đọc các bài viết và chia sẻ nhé!

Thứ Năm, 21 tháng 7, 2016

On 19:22 by ngoc ngoc in    No comments




Chào bác sĩ
Em thường bị đau bụng mỗi khi bị kinh nguyệt, cơn đau diễn ra hai đến 3 ngày có lần thì không đến, vậy thưa bác sĩ em đang bị bệnh gì và nên điều trị chúng ra sao?

Đau bụng kinh dữ dội có phải do lạc nội mạc tử cung?

Chào bạn!
 – Đau bụng kinh dữ dội có phải do lạc nội mạc tử cung? Đau bụng kinh là hiện tượng đau bụng mỗi khi đến ngày “đèn đỏ”. Hiện tượng này có thể xảy ra trước ngày hành kinh khoảng 2 – 3 ngày và được gọi là triệu chứng tiền kinh nguyệt, hoặc xảy ra ngay trong những ngày hành kinh. Thông thường, ngoài đau bụng, chị em sẽ thấy đau mỏi lưng, ngực căng tức, mọc mụn, tâm tính thay đổi, người mệt mỏi….Tùy theo cơ địa từng người, mà có người đau nhiều, có người đau ít.
 – Theo các chuyên gia sản phụ khoa, căn cứ vào mức độ, đau bụng kinh được chia thành nguyên phát và thứ phát. Những cơn đau bụng kinh nguyên phát thường nhẹ nhàng và không kéo dài. Còn đau bụng kinh thứ phát thì nặng hơn và kéo dài hơn.



Đau bụng kinh dữ dội có phải do lạc nội mạc tử cung?
 – Nguyên nhân khiến phụ nữ bị đau bụng kinh nguyên phát là do vào thời điểm bắt đầu mỗi chu kỳ kinh nguyệt, lớp niêm mạc tử cung sẽ dày lên để đón trứng rụng, nếu trứng được thụ tinh thì nó sẽ trở thành nơi làm tổ của hợp tử, còn nếu không được thụ tinh nó sẽ bong tróc và gây chảy máu, và đó chính là máu kinh nguyệt. Để tống máu ra ngoài, tử cung phải co bóp, chính sự co bóp này đã gây nên những cơn đau bụng kinh nguyên phát.
 – Còn nguyên nhân gây đau bụng kinh thứ phát thường là bệnh lý, chẳng hạn như viêm dính tử cung, u xơ tử cung, u nang buồng trứng,….phổ biến nhất là lạc nội mạc tử cung. Tình trạng này là do máu kinh chảy ngược. Thông thường, máu kinh có lẫn những mảnh nội mạc tử cung sẽ theo một ống nhỏ trên cổ tử cung, chảy qua âm đạo và thoát ra ngoài. Tuy nhiên, vì một nguyên nhân nào đó mà một phần máu kinh bị chảy ngược vào ổ bụng, bàng quang,  trực tràng và buồng trứng qua vòi trứng. Tại đây, chúng tiếp tục phát triển thành tế bào mới


Với trường hợp như trên để xác định đúng bệnh, chúng tôi xin khuyên bạn nên đi khám tại các bệnh viện chuyên khoa để xác định đúng bệnh nhé! Chúc bạn sớm khỏi bệnh.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét