Bệnh vùng kín thường có ảnh hưởng tới việc sinh sản đối với hầu hết những người trong độ tuổi mang thai, vậy bạn đã biết những bệnh có ảnh hưởng tới việc có con của cả nam và nữ là gì chưa? cùng đọc các bài viết và chia sẻ nhé!

Thứ Năm, 4 tháng 8, 2016

On 21:04 by ngoc ngoc in ,    No comments

Nếu bạn không quan hệ tình dục an toàn, và không vệ sinh trước và sau khi quan hệ tình dục thì bạn rất dễ bị mắc các bệnh liên quan đến đường tình dục, trong số đó có thể kể đến như bệnh nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục.

Đặc điểm của sự nhiễm trùng lây truyền qua đường TD
Nhiễm trùng lây truyền qua đường TD là do bị nhiễm các loại tác nhân gây bệnh như: vi khuẩn, virút, ký sinh trùng lây lan qua quan hệ TD; ngoài ra nó còn có thể lây truyền qua đường máu hoặc lây từ mẹ sang con.
Trên thế giới, ước tính hàng năm có khoảng hơn 300 triệu trường hợp mới bị nhiễm trùng lây truyền qua đường TD. Trong đó, số trường hợp nhiễm mới HIV khoảng 3 triệu người. Ở Việt Nam, mỗi năm, số trường hợp mới bị nhiễm trùng lây truyền qua đường TD khoảng chừng 100 – 200 ngàn người. Các chuyên gia cho rằng, HIV lây nhiễm qua quan hệ TD và nó có liên quan đến các tệ nạn xã hội như: mại dâm, ma túy nên diễn biến của dịch bệnh HIV/AIDS sẽ còn diễn biến hết sức phức tạp.
Một số trường hợp bị nhiễm trùng lây truyền qua đường TD do vi khuẩn, ký sinh trùng có thể chữa được bằng thuốc kháng sinh hay thuốc diệt ký sinh trùng. Riêng một số trường hợp bị nhiễm virút hiện nay vẫn chưa có thuốc điều trị và phòng bệnh. Khi mắc bệnh, khởi đầu bệnh nhân có thể không có triệu chứng hoặc triệu chứng chỉ nhẹ thoáng qua. Vì vậy, người mắc bệnh chủ quan, không phát hiện, chẩn đoán kịp thời và quyết tâm điều trị nên sẽ dẫn đến một số biến chứng nguy hiểm như: bị chít hẹp niệu đạo, sưng tinh hoàn, viêm tử cung, vòi trứng, buồng trứng; viêm hố chậu, sảy thai, thai chết lưu và vô sinh. Điều này đã tạo điều kiện cho mầm bệnh lây lan, phát triển, không được tiêu diệt; sự quản lý và tầm kiểm soát bệnh càng gặp khó khăn; hậu quả về y tế và xã hội do bệnh gây nên sẽ trở thành gánh nặng cho ngành Y tế và của cả cộng đồng xã hội. Việc phát hiện sớm các trường hợp nhiễm trùng lây truyền qua đường TD rất cần thiết để điều trị kịp thời nhằm chủ động phòng, chống sự lây nhiễm bệnh cho người thân và cho cả cộng đồng.
Một số nhiễm trùng thường gặp
Một số loại nhiễm trùng lây truyền qua đường TD phổ biến thường gặp trong các bệnh lậu, giang mai dạng loét sinh dục và biểu hiện toàn thân, chlamydia trachomatis, hạ cam loét sinh dục, sùi mào gà sinh dục, herpes sinh dục hay còn gọi là mụn rộp sinh dục, HIV; bệnh nấm candida albican, trùng roi âm đạo... Mầm bệnh có rất nhiều loại nên cơ hội bị nhiễm trùng lây truyền qua đường TD rất dễ dàng mắc phải nếu không được phòng vệ tốt.
Khi quan hệ TD không được bảo vệ rất dễ bị lây nhiễm vi khuẩn, virút và ký sinh trùng. Mầm bệnh có thể di chuyển từ người mắc bệnh sang người lành, từ bộ phận sinh dục đến bộ phận sinh dục hoặc từ bộ phận sinh dục đến hậu môn hay miệng để gây bệnh. Việc lây truyền bệnh càng nhanh và càng dễ dàng khi có vết loét hoặc các tổn thương do cọ xát làm xây xước da. Một số trường hợp nhiễm trùng không chỉ lây truyền khi có quan hệ TD mà còn có thể truyền qua các con đường khác như truyền máu, từ mẹ sang con và cấy ghép phủ tạng.
Dựa vào đặc tính của tác nhân gây bệnh, các trường hợp nhiễm trùng lây truyền qua đường TD có thể chia làm các nhóm chính do nhiễm vi khuẩn, virút và ký sinh trùng. Nhóm nhiễm vi khuẩn gồm: xoắn khuẩn giang mai, lậu cầu, chlamydia trachomatis, trực khuẩn hạ cam, ureaplasma urealyticum, klebsiella granulomatis, gardnerella vaginalis, liên cầu nhóm B, vi khuẩn kỵ khí âm đạo. Nhóm nhiễm virút gồm: herpes simplex, u mềm lây, HIV, viêm gan B, HPV gây bệnh sùi mào gà, (nguyên nhân chính gây ung thư cổ tử cung). Nhóm nhiễm ký sinh trùng gồm nấm men candida, trùng roi âm đạo, cái ghẻ, rận mu.
Dấu hiệu, triệu chứng
Sau khi có quan hệ TD không bảo đảm an toàn rất có thể bị nhiễm trùng. Các dấu hiệu, triệu chứng đơn giản để nhận biết tùy thuộc vào đối tượng. Nam giới thường có giọt mủ ở đầu dương vật. Nữ giới thường có triệu chứng huyết trắng bất thường hoặc có mùi hôi, đau bụng dưới, đau khi giao hợp, bị chảy máu bất thường ngoài chu kỳ kinh nguyệt. Cả nam và nữ có dấu hiệu bỏng rát và đau khi đi tiểu tiện, vết loét, mụn nước gần bộ phận sinh dục, sần sùi tại bộ phận sinh dục, sưng hạch bẹn, ngứa vùng sinh dục. Đối với trẻ sơ sinh có mẹ bị nhiễm trùng lây truyền qua đường TD có thể thấy dịch mủ rỉ ra ở mắt trẻ.

Cách phòng tránh
Để phòng tránh nhiễm trùng lây qua đường TD, nên quan hệ TD an toàn như: quan hệ với bạn tình không bị nhiễm trùng đường TD, sử dụng bao cao su đúng cách... Việc tốt nhất để áp dụng biện pháp này là kéo dài thời gian không quan hệ TD, đặc biệt là đối với thanh thiếu niên. Thanh thiếu niên được khuyến khích và động viên cần trì hoãn quan hệ TD cho đến khi kết hôn. Cần chung thủy và chỉ quan hệ TD với một bạn tình, không quan hệ với những người lạ. Nếu có thể được, nên khuyến khích bạn tình đi tư vấn và xét nghiệm xác định nhiễm trùng lây truyền qua đường TD và HIV trước khi có quan hệ TD. Thường xuyên sử dụng bao cao su là điều hết sức quan trọng để phòng tránh nhiễm trùng lây truyền qua đường TD và HIV/AIDS. Một vấn đề cũng không kém phần quan trọng là phải sử dụng bao cao su đúng cách. Ngoài việc thực hiện đầy đủ các biện pháp như trên, cần chú ý thêm cách phòng tránh sự lây truyền qua đường máu như truyền máu an toàn, không có mầm bệnh. Không bao giờ dùng bơm kim tiêm và các dụng cụ tiêm chích mà người khác đã dùng; nếu tiêm thuốc phải sử dụng bơm kim tiêm dùng một lần; phải đeo găng tay hay túi nylon trước khi tiếp xúc với máu, dịch cơ thể, phân, chất nôn hoặc các dịch khác chứa máu của người bị nhiễm bệnh. Ngoài ra, cũng cần phòng tránh sự lây truyền bệnh từ mẹ sang con bằng các biện pháp tư vấn, điều trị cụ thể của ngành chuyên khoa.
Chúng ta cần có những chế độ hợp lý trong việc sinh hoạt hợp lý với vợ hoặc chồng,và hợp lý với những người bạn tình của mình để phòng tránh bệnh tốt nhất nhé!

0 nhận xét:

Đăng nhận xét